Ngành quản lý công nghiệp học gì? làm gì?

Ngành quản lý công nghiệp học gì? làm gì?

Ngành quản lý công nghiệp học gì? làm gì?


Trong xu thế giáo dục hiện nay, quản lý công nghiệp là một trong những ngành được nhiều sự quan tâm cũng như là ngành mà các bạn ấy lựa chọ cho công việc tương lai của mình. Vậy, quản lý công nghiệp là gì? học gì? và định hướng công việc tương lai ra sao? đây là một trong số các  câu hỏi mà giới trẻ đặt ra khi lựa chọn nghành học này.

Quản lý công nghiệp bao gồm 2 chuyên ngành : quản lý công nghiệp và quản trị kinh doanh với 2 khối xét tuyển : A ( Toán, Lý, Hóa) và A1 ( Toán, Lý, Anh)  trong vòng 4 hoặc 5 năm đào tạo tùy vào mỗi trường.

Về học tập :

  1. Trang bị kiến thức cơ sở ngành về quản lý kinh tế và kỹ thuật như: kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, thuật toán tối ưu, các phương pháp phân tích, các kiến thức cơ bản về kinh tế cũng như kỹ thuật hệ thống cần thiết cho Quản lý công nghiệp làm nền tảng cho Quản lý công nghiệp nghiên cứ những nhân tố quan trọng để quản ly, điều hành công nghiệp hiệu quả
  2. Có khả năng thực hiện được chức năng của mình trong môi trường công nghiệp, hành chính chính phủ; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng kiến thức khoa học liên quan mang tính học thuật; có khả năng đưa ra ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hoạt động trong doanh nghiệp và ngoài xã hội; có kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
  3. Có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của kỹ sư Quản lý công nghiệp. Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Có ý thức rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Có ý thức tự học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp suốt đời.
Về việc làm: Cử nhân tốt nghiệp quản lý công nghiệp sẽ có cơ hội nghề nghiệp trong các nhóm công việc sau:

  1.  Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, đánh giá trình độ công nghệ, quản lý con người…
  2.  Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành… 
  3.  Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi…
  4.  Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại…
  5.  Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn (Lean) và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, hệ thống hướng tới khách hàng (6 Sigma) 
Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì quản lý công nghiệp là nghành học hết sức phù hợp cũng như đảm bảo cho các cử nhân sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt cho tương lai.


    Blogger Comment
    Facebook Comment